DIỄN ĐÀN NGƯỜI XÂY DỰNG VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGƯỜI XÂY DỰNG VIỆT NAM

Nơi trao đổi thông tin và hội ngộ của Người xây dựng Việt Nam
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 “Bẫy” gia sư

Go down 
Tác giảThông điệp
baovan999

baovan999


Tổng số bài gửi : 8
Age : 36
Registration date : 02/05/2007

“Bẫy” gia sư Empty
Bài gửiTiêu đề: “Bẫy” gia sư   “Bẫy” gia sư Icon_minitimeSun Nov 18, 2007 4:28 pm

“Bẫy” gia sư


Nhiều sinh viên phải nhận "bài học đau thương" từ những trung tâm gia sư như thế này
Phần lớn sinh viên đều khởi đầu con đường làm thêm bằng nghiệp gia sư, vì cho rằng đây là công việc ai cũng có thế làm được. Vậy nhưng khi “vào cuộc”, có nhiều “cái bẫy” giăng sẵn mà khi “mắc” rồi, họ mới nhận ra.

Gian nan tìm chỗ dạy

Qua một trung tâm gia sư trên đường Trần Quốc Hoàn, Hiền - ĐH Sư phạm Hà Nội tìm được một địa chỉ dạy lớp 5 “ngon ơ” trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội). Không những gần chỗ trọ mà gia đình trả tiền dạy cũng cao hơn bình thường 35.000 đồng/buổi.

Ngoài 20.000 đồng phí dịch vụ, Hiền còn phải trả “hoa hồng” là 50% tháng lương đầu nên cô phải đóng trước hơn 300.000 đồng cho trung tâm. Ai dè, dạy được ba buổi, phụ huynh học trò lắc đầu “không muốn học nữa”. Hiền ra trung tâm đòi lại tiền nhưng cô tròn xoe mắt khi nhân viên trung tâm “dí” bản hợp đồng Hiền đã ký có điều khoản “Từ buổi học thứ 3, nếu gia đình từ chối thì bên B (người đi gia sư) hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Hiền chảy nước mắt xin các anh chị “cho em xin lại ít” thì nhận được sự “giúp đỡ”: “Em tìm địa chỉ khác đi, bọn anh sẽ bớt cho một nửa tiền dịch vụ” (10.000 đồng). Hiền rút lui luôn, chẳng dám “thử” lần nữa vì cô lấy đâu ra tiền mà nộp phần trăm.

Phần lớn sinh viên đều không để ý đến các điều khoản trong hợp đồng đều chỉ có lợi cho bên A (trung tâm). Bên B sẽ bị phạt phần trăm này nọ nếu vi phạm cái này cái kia còn bên A “mạnh tay” lắm cũng chỉ là hoàn lại tiền lệ phí chứ không bao giờ “chịu bị phạt”. Chính vì thế mà khi có rắc rối gì, bên B mới té ngửa ra là mình đã ký như thế.

Nhưng có lẽ không ai “đau” bằng Ng, ĐH KHXH&NV Hà Nội nộp trước gần 200.000 đồng lệ phí “mua” địa chỉ dạy cũng cho một trung tâm trên đường Trần Quốc Hoàn rồi hẹn ngày mai nhân viên trung tâm sẽ đưa ra mắt chủ nhà. Hôm sau, Ng ra thì thấy trung tâm đó đã đóng cửa và ngay sát bên cạnh một trung tâm khác mọc lên.

Ng lân la vào hỏi vì thấy số điện thoại của trung tâm mới này cũng là số trong hợp đồng của mình. Một nhân viên ở đây trả lời tỉnh bơ: “Trung tâm bên này phá sản rồi, bọn nó bán lại cho bọn anh cái điện thoại này”. Ng bật khóc nức nở nhưng cũng chẳng biết kêu ai, gọi ai.

Tuấn, sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã từng là nhân viên của một trung tâm gia sư ở trên đường Hạ Đình (Thanh Xuân) cho biết: “Tìm được một địa chỉ cần gia sư thật khó lắm nên ở các trung tâm phần lớn là các địa chỉ “ma” để lấy tiền dịch vụ từ sinh viên thôi”. Khi biết mình đang lừa những người “đồng môn”, Tuấn lập tức xin nghỉ việc.

Học trò “giăng bẫy”

Qua được “cửa ải” trung tâm, sinh viên thở phào vì mình đã tìm được chỗ dạy ổn định. Nhưng không ít gia sư “gặp hoạ” vào phút cuối.

Sau lần Hiền bị “mất tiền oan” không lâu thì cô bạn cùng lớp cũng gặp đúng địa chỉ “ngon ơ” mà Hiền đã nhận dạy. Kịch bản cũ được tái diễn, cô bạn Hiền bị cho nghỉ dạy và cũng mất trắng tiền dịch vụ. Lúc này hai người mới chắc chắn gia đình này kết hợp trung tâm để “rút ruột” gia sư.

Hiền xót xa: “Thiếu thốn mới phải đi dạy để có tiền chi tiêu, nhiều bạn “vét” đến đồng xu cuối cùng, còn phải vay mượn để nộp phí thế mà mất sạch trong chớp mắt. Trước đây mình cũng nghe sinh viên đi gia sư hay bị lừa kiểu này nhưng không tin lắm”.

Là sinh viên khoa tiếng Nga, môn Ngoại ngữ hiếm người học nên khi tìm được một địa chỉ dạy tiếng Nga qua một trung tâm, T.H rất hồ hởi mà không một chút chú ý tới yêu cầu “gia sư phải là nữ” của học sinh. T.H chỉ biết là mình sẽ gọi học sinh của mình là chú, đang cần học tiếng để sang Nga làm việc.

Ngay hôm đầu tiên đi dạy, T.H đã rùng mình căn nhà khá tách biệt tận trong ngõ sâu trên đường Hoàng Hoa Thám, “chú” lại sống một mình. Nhưng xót tiền lại tiếc việc, T.H cho rằng tại mình nghĩ lung tung nên cô vẫn đi dạy bình thường.

Đến buổi thứ tư, “chú” học trò giở trò cưỡng bức nhưng may mắn cho cô đúng lúc đó một bác trong tổ dân phố sang gặp “chú” có việc gấp nên H thoát nạn. Sau lần thoát chết đó, cô cạch luôn không dám nghĩ đến việc “đi dạy kiếm tiền” nữa.

Không ít sinh viên nữ cũng bị “học sinh” lợi dụng như T.H.Linh, HV Ngân hàng thổ lộ: “Không ít kẻ bệnh hoạn có học hành gì đâu vẫn cố tình tìm cho được gia sư nữ. Một người bạn của mình cũng qua một lần thoát khỏi “học trò” yêu râu xanh, về ốm cả tuần liền”.

Làm thêm được xem là bước đầu để sinh viên bước vào đời nên rất khó tránh được những sự cố ngoài mong muốn. “Sau một lần bị lừa như thế mình lại lớn hơn một chút và rút được kinh nghiệm hơn cho những lần sau”, Hiền tâm sự.

Theo Dân Trí
Về Đầu Trang Go down
 
“Bẫy” gia sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN NGƯỜI XÂY DỰNG VIỆT NAM :: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIỆC LÀM :: Nghệ thuật lập nghiệp-
Chuyển đến